Trong thư mục vụ mới đây, Đức cha William Goh Seng Chye, tổng giám mục Singapore đã đề cập đến ơn gọi của một nghệ sĩ không phải là khiêu khích nhưng là phục chân thiện mỹ. Thư của Đức cha Goh có tựa đề “Khích lệ các nghệ sĩ và những người quảng bá nghệ thuật”, được viết vài ngày sau cuộc tranh cãi dẫn đến sự kiểm duyệt của chính phủ đối với ban nhạc Watain Live của Thuỵ Điển.
Cơ quan Phát triển Truyền thông và Thông tin Singapore đã hủy một buổi hòa nhạc dự kiến vào ngày 7 tháng 3 của ban nhạc Watain. Chính quyền lo ngại về “sự chế nhạo tôn giáo và thúc đẩy bạo lực, có khả năng gây thù hằn và phá vỡ sự hòa hợp xã hội của Singapore”. Watain được biết đến với quan điểm về Satan và một số màn trình diễn gây tranh cãi trước đây liên quan đến xác động vật và ném máu lợn vào khán giả khi trình diễn.
Đức cha Goh viết: “Nhờ vai trò quan trọng mà họ có trong xã hội, các nghệ sĩ được mời gọi sử dụng ơn gọi của họ vì lợi ích chung”. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều người đã quên đi trách nhiệm này. Thật không may, ngày nay nghệ thuật đã trở nên đồng nghĩa với những gì là đi trước; là cách để thúc đẩy những thoả thuận; là nơi để giễu cợt và trêu chọc nhân danh tự do ngôn luận.
Đức cha Goh viết: “Chính trong bối cảnh này, chúng ta cần phải để ý về những gì thực sự là nghệ thuật và những gì là yếu nhược ngụy trang nghệ thuật. Mặc dù chúng ta phải tôn trọng thực tế rằng mỗi người có thị hiếu khác nhau, nhưng chúng ta cũng có nghĩa vụ đạo đức để đảm bảo rằng mọi người thuộc mọi cộng đồng, tôn giáo hay nhóm khác cùng chung sống trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau”. Do đó, chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích chung, đảm bảo rằng “nghệ thuật là phục vụ cho sự thật, tình yêu và sự hiệp nhất”.
Đức tổng giám mục mời gọi tất cả các Kitô hữu và những người thiện chí phục hồi ý nghĩa thực sự của nghệ thuật; khuyến khích tất cả các nghệ sĩ cổ võ nghệ thuật truyền cảm hứng cho hòa bình, tình yêu và vẻ đẹp đích thực và mang lại cho cuộc sống, niềm vui và hy vọng.
(AsiaNews 13/3/2019)
Văn Yên, SJ