Các luật sư bảo vệ tự do tôn giáo nói rằng các nữ hộ sinh – những chuyên viên về thai nghén và sinh sản – thường chọn nghề của họ bởi vì họ muốn mang những sự sống mới vào trong thế giới và họ không nên bị cưỡng ép kết liễu sự sống ngược lại với niềm tin của họ.
Stockholm, Sweden – “Ước muốn bảo vệ sự sống là điều hướng dẫn nhiều nữ hộ sinh và y tá theo ngành y. Thay vì buộc những nữ hộ sinh đang cần thiết cho ngành y từ bỏ nghề của họ, các chính phủ nên bảo vệ những xác tín luân lý đạo đức của nhân viên y tế.” Đó là nhận định của ông Robert Clarke, chủ tịch phân bộ luật sư châu Âu của liên minh bảo vệ tự do quốc tế.
Các luật sư bảo vệ tự do tôn giáo nói rằng các nữ hộ sinh – những chuyên viên về thai nghén và sinh sản – thường chọn nghề của họ bởi vì họ muốn mang những sự sống mới vào trong thế giới và họ không nên bị cưỡng ép kết liễu sự sống ngược lại với niềm tin của họ.
Nữ hộ sinh Ellinor Grimmark đã tố cáo 3 cơ sở y tế khác nhau ở quận Joenkoeping, miền nam Thụy điển, từ chối nhận bà làm việc vì bà chống lại việc trợ giúp cho các ca phá thai.
Vào năm 2015, tòa án quận phán rằng quyền tự do ý kiến và diễn tả của Ellinor Grimmark không bị xâm phạm và bà bị yêu cầu trả gần 106 ngàn đô la tiền án phí cho chính quyền địa phương. Hôm 12/04, một tòa án lao động cũng đồng ý với tòa án địa phương và phán xử chống lại Ellinor Grimmark.
Ellinor Grimmark đang dự định kháng án lên tòa án nhân quyền châu Âu. Hiệp hội bảo vệ tự do quốc tế đã đệ trình một bản tóm tắt để ủng hộ bà.
Theo ông Clarke, Thụy điển là một thành viên của Hội đồng châu Âu và phải tôn trọng Hội đồng của Nghị viện. Nghị viện nói rằng không có ai bị ép buộc hay đối xử phân biệt chống lại “bằng bất cứ cách thức nào vì từ chối thực hiện, cung cấp, hỗ trợ phá thai.”
Ông Clarke nói thêm: “Tham gia phá thai không nên là một yêu cầu để được thuê muốn như một nhân viên y tế. Theo luật quốc tế, tòa án nên bảo vệ quyền căn bản về tự do lương tâm của Ellinor Grimmark.
Theo tin của BBC, dựa trên số liệu của Liên hiệp quốc, Thụy điển là quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất ở châu Âu, với 20,8 vụ trên 1000 phụ nữ vào năm 2011. (CAN 18/04/2017)
Hồng Thủy
Nguồn: Radio Vatican