Đây là thời gian đặc biệt để suy tư về sứ mệnh đến với muôn dân (ad gentes), trùng với dịp kỷ niệm một trăm năm ban hành Tông thư Maximum Illud của Đức giáo hoàng Bênêđictô XV về hoạt động truyền giáo trên thế giới.
WHĐ (05.06.2017) – Các Hội Giáo hoàng truyền giáo (viết tắt theo tiếng Ý: POM) cần phải cấp bách cải tổ:
đó là điều Đức giáo hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh trong buổi tiếp kiến các tham dự viên Đại hội POM hôm thứ Bảy 03-06 vừa qua. Mục đích chủ yếu của POM là tiếp nhận các nguồn tài chính rồi phân phối lại cho các Giáo hội nghèo hơn cả để giúp các Giáo hội này t
hực thi sứ mạng truyền giáo. Ngày nay mục đích ấy đòi hỏi phải có những phương cách “phù hợp hơn, mang tính Giáo hội hơn”.
Để giúp POM trong việc thực hiện cải tổ, Đức Thánh Cha đã quyết định toàn Giáo hội sẽ dành một tháng cầu nguyện, vào tháng Mười 2019. Đây là thời gian đặc biệt để suy tư về sứ mệnh đến với muôn dân (ad gentes), trùng với dịp kỷ niệm một trăm năm ban hành Tông thư Maximum Illud của Đức giáo hoàng Bênêđictô XV về hoạt động truyền giáo trên thế giới.
Trong văn kiện này, Đức Bênêđictô XV nhấn mạnh tầm quan trọng của mối liên kết giữa việc thánh hoá đời sống với tính hiệu quả của hoạt động tông đồ.
Đây là vấn đề tính nhất quán và chân lý trong việc dấn thân trọn vẹn để loan báo Tin Mừng.
“Người rao giảng Thiên Chúa phải là người của Thiên Chúa”
Thật vậy, Đức Bênêđictô XV đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc Giáo hội có thể tin cậy vào những người, nam cũng như nữ, biết quên mình nhờ “lòng nhiệt thành và gương mẫu về sự thánh thiện”.
Họ được kêu gọi để sống sứ mệnh thường trực làm chứng cho Chúa Kitô, để đưa người khác đến gặp Chúa “bằng cách làm cho họ cũng tham dự vào cuộc gặp gỡ cá vị của chúng ta với Ngài”.
Như thế, tháng cầu nguyện vào tháng Mười 2019 cho việc truyền giáo như bước đầu tiên của công cuộc Phúc âm hoá chính là để giúp canh tân đức tin của Giáo hội.
Tháng cầu nguyện này sẽ giúp Giáo hội ngày càng cảm thấy mình là “Giáo hội đang truyền giáo”.
Bởi vì muốn Phúc âm hoá, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời của Đức Phaolô VI: “Giáo hội phải bắt đầu bằng việc Phúc âm hoá chính mình”.
Giáo hội là dân của Thiên Chúa dìm mình trong thế giới, đôi khi Giáo hội bị những ngẫu tượng cám dỗ, nên luôn cần được nghe loan báo về những việc Chúa đã làm, khiến cho Giáo hội trở về với Ngài.
Đức Thánh Cha nói thêm, điều này có nghĩa là “nếu Giáo hội muốn giữ được nét tươi tắn của mình, giữ được nguồn động lực và sức mạnh của mình, Giáo hội cần phải được Phúc âm hoá không ngừng”, trước khi Giáo hội Phúc âm hoá thế giới một cách khả tín và có hiệu quả.
(Vatican Radio)
Minh Đức
Nguồn: HĐGMVN